7 Cách Giúp Bạn Giảm Và Hết Ho Hiệu Quả Nhanh
- Nguyễn Hoàng Hải
- KHỎE
- 14/06/2018
Chẳng ai muốn ho kéo dài cả. May mắn thay, có rất nhiều cách để loại bỏ những cơn ho dai dẳng này.
Ho thường có xu hướng kéo dài hơn các triệu chứng khác trong cảm lạnh. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy trung bình ho kéo dài 18 ngày.
Philip Chen, một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại Đại học Khoa học Sức khỏe Texas ở San Antonio cho rằng: “Ho là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh”. “Có rất nhiều nguyên nhân làm ta bị ho, và cũng có rất nhiều biện pháp để khắc phục, nhưng chúng thường không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra ho”.
Những cơn ho ở người lớn thường gây ra bởi cảm lạnh thông thường, nguyên nhân là do vi-rút (không phải vi khuẩn), vì vậy kháng sinh không giúp ích gì trong trường hợp này. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thuốc ho thường cũng không hiệu quả.
Trên cơ sở đó, vẫn có một số cách để giảm ho. Sau đây là một vài cách:
Bác sĩ Chen nói rằng: “ Nếu những cơn ho không cải thiện sau 7 ngày”. Đồng thời bạn cũng thấy khó thở, khò khè thì bạn nên đi khám. Một số triệu chứng nghiêm trọng cần lưu ý như: đau nhức toàn thân, sốt >38,3℃, phát ban, khó nuốt, hay đau ngực.
1. UỐNG NHIỀU NƯỚC
Uống nước giúp làm loãng và lỏng đàm hơn.
Bác sĩ Noah S. Siegel chuyên gia về tai mũi họng ở bệnh viện Tai và Mắt Massachusetts cho rằng: Sự kết hợp với nước, sẽ nới lỏng chất nhầy, giúp bạn dễ dàng khạc ra”.
2. NGẬM KẸO HO BẠC HÀ
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy: ngậm viên kẹo ho vị bạc hà làm tăng ngưỡng ho lên 25%. Bác sĩ Siegel nói rằng: “ bạc hà có thể dịu và làm tê những lớp màng đang viêm ở cổ họng”. Hoặc khi thử với bạch đàn, cũng có hiệu quả tương tự.
3. NGỦ ĐẦU CAO
Điều này ngăn chảy dịch mũi sau từ họng. Bác sỹ Chen nói rằng tư thế nằm này cũng giảm trào ngược dịch axit dạ dày.
4. DÙNG MÁY ĐIỀU ẨM
Theo Siegel: “dùng máy điều ẩm làm cho chất tiết loãng, lỏng hơn giúp ta dễ dàng khạc chúng ra. Thêm nữa, trên đường dẫn khí của chúng ta có nhiều lông chuyển, và khi có nước, chúng sẽ thực hiện chức năng tốt hơn, loại bỏ chất nhày dễ hơn.”
5. THUỐC XỊT MŨI
Chảy mũi có thể gây ho, thuốc xịt mũi làm giảm chảy mũi nên có tác dụng giảm ho. Dùng bình xịt nước muối có chất xylitol. Xịt nước muối chứa xylitol rất hiệu quả với chứng chảy mũi sau. Dùng với Xylitol hiệu quả hơn hẳn nước muối đơn thuần, vì nước muối có thể làm khô và tổn thương niêm mạc. Theo chuyên gia hô hấp Gustavo tác giả của cuốn sách “Những cách chữa ho” (Cough cures).
6. UỐNG MỘT MUỖNG MẬT ONG ĐẦY
Một nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ uống 2 muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ có hiệu quả như uống thuốc ho phổ biến có chứa dextromethorphan. Bạn có thể uống mật ong sau khi uống trà hay pha cùng trà. Siegel cho biết: “Khi cho mật ong với trà thảo dược, chúng sẽ tăng hiệu quả bởi bản chất kháng viêm của trà và sự làm loãng đàm của hơi nước lúc uống”
7. UỐNG THUỐC TRUNG HÒA AXIT
Ho có thể là do chứng ợ nóng (ợ chua). Theo Chen, “Thanh quản rất nhạy cảm với axit dạ dày, nó sẽ bị kích thích khi tiếp xúc với axit, làm tăng tiết nhầy, ho và khàn tiếng. Mặc dù không có triệu chứng ợ nóng, nhưng có thể một lượng ít axit dạ dày đã tiếp xúc và tác động lên thanh quản,”
Nếu bạn vẫn ho dai dẳng sau 7 ngày, thì bạn nên khám bác sỹ. Nếu bạn thở khò khè, đau nhức toàn thân, sốt trên 38,3℃, phát ban, khó nuốt, hay đau ngực thì bạn nên đi khám sớm nhất có thể.
Nguồn: menshealth
Bình luận